Một số công dụng của vỏ khoai tây mà không phải ai cũng biết

Khoai tây là loại thực phẩm có hầu hết vào mọi thời điểm trong năm. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong khoai tây luôn đa dạng và được ưa chuộng trong thực đơn bữa ăn của nhiều gia đình.
Tuy nhiên, chúng ta thường có thói quen bỏ vỏ khoai tây khi nấu ăn, nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng vỏ khoai tây cũng có nhiều giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, thay vì vứt bỏ vỏ khoai tây, hãy cố gắng bổ sung chúng vào chế độ ăn của bạn.
1. Nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng
Với một củ khoai tây có kích cỡ trung bình, nếu chỉ ăn nguyên phần thịt, bạn sẽ nhận được khoảng 145 calo, 3g chất đạm, 34g carbohydrate và một lượng đáng kể kali, vitamin C, vitamin B - 6, niacin và thiamin.
Nếu ăn thêm vỏ, bạn sẽ được cung cấp thêm khoảng 15 calo, 1g protein, 3g carbohydrate và nhiều hơn nữa các vitamin và khoáng chất. Vỏ khoai tây đặc biệt giàu kali - một thành phần giúp điều hòa huyết áp. Kali giúp thành mạch máu thư giãn, từ đó ngăn ngừa huyết áp cao.
Bên cạnh đó, vỏ khoai tây cũng nhiều chất sắt. Nếu muốn phòng ngừa thiếu sắt hoặc thiếu máu, tốt nhất là bạn nên ăn vỏ khoai tây cùng với rau. Người ta cho rằng vỏ khoai tây chứa nhiều sắt sẽ làm tăng lượng sắt trong cơ thể.
2. Tốt cho tiêu hóa
Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), phần thịt củ khoai tây có kích cỡ trung bình thường chứa khoảng 2g chất xơ, tuy nhiên lượng chất xơ phần vỏ còn nhiều hơn thế rất nhiều. 28g vỏ cung cấp nhiều hơn gấp năm lần chất xơ có trong 28g thịt khoai tây.
Số lượng chất xơ không hòa tan trong vỏ củ khoai tây kích thích tiêu hóa và thúc đẩy sự ổn định của ruột. Các chuyên gia cho biết nếu bạn duy trì thói quen ăn loại củ này cùng với vỏ, bạn có thể ngăn ngừa ung thư đại tràng vì chất xơ cải thiện hệ tiêu hóa.
Các chuyên gia cho biết nếu bạn duy trì thói quen ăn loại củ này cùng với vỏ, bạn có thể ngăn ngừa ung thư đại tràng vì chất xơ cải thiện hệ tiêu hóa.
3. Cải thiện lượng đường trong máu

Từ trước đến nay, khoai tây luôn được xem là một trong những loại rau củ giàu tinh bột vì chứa nhiều carbohydrate phức hợp. So với ngũ cốc, đậu và các loại rau khác, thành phần carbohydrate trong phần thịt khoai tây dễ bị chia nhỏ thành nhiều loại đường như sucrose, glucose, fructose và được hấp thụ vào máu. Đó là lí do vì sao ăn nguyên phần thịt khoai tây sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng. Vì thế các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường cần tránh sử dụng loại thực phẩm này.
Previous
Next Post »
 Gọi đặt cỗ: 0911 21 2468