Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức tiệc tại nhà

Khi những mối quan hệ ngày càng mở rộng và trở nên quan trọng, đôi khi chúng ta cần phải tổ chức một bữa tiệc tại nhà. Với một số người, ý nghĩ làm chủ một bữa tiệc cũng đồng thời kéo theo nhiều lo lắng. Sau đây chúng tôi xin được chia sẻ với các bạn những kinh nghiêm tổ chức tiệc tại nhà đến các bạn!

1, Chuẩn bị cho bữa tiệc
Đầu tiên là quyết định loại hình của bữa tiệc. Trang trọng hay thân mật? Tiệc lớn hay nhỏ? Nếu bạn chưa từng chủ trì những sự kiện mang tính xã hội, thì một bữa tiệc nhỏ sẽ phù hợp với bạn hơn.
Bạn sẽ tổ chức bữa tiệc trong nhà hay ngoài trời? Ai là người bạn muốn mời? Là những người bạn đã quen thân? Bạn bè làm ăn? Đồng nghiệp và đối tác? Bà con dòng họ? Và bạn muốn tạo cơ hội gặp gỡ cho mọi người đã quen biết lẫn nhau hay bạn muốn những người chưa từng gặp nhau có dịp để hòa nhập và làm quen?
Bạn sẽ phục vụ đồ ăn và thức uống? Hay muốn mọi người tự mình mang đến? Bạn muốn bữa tiệc theo một chủ đề? Hay là kỷ niệm nhân dịp đặc biệt nào đó? Bạn có nhiều tiền hay chỉ có rất ít để chi dùng cho bữa tiệc? Nhà bạn có nhiều phòng không? Và có phải bạn muốn bữa tiệc không ồn ào quá?
Đó là một số quyết định mà bạn cần phải khảo sát tỉ mỉ trước khi mời khách.
2, Chọn địa điểm, thời gian cho bữa tiệc
Một khi bạn đã quyết định những vấn đề trên, hãy chọn ngày, thời gian và địa điểm, rồi lên một danh sách khách mà bạn muốn mời. Tùy văn hóa và bối cảnh xã hội bạn đang sống mà quyết định là phát thiệp mời, gọi điện thoại hoặc mời trực tiếp. Nhưng dù bạn chọn cách mời như thế nào đi nữa thì tốt nhất là phát lời mời trước tối thiểu một đến hai tuần.
Việc khách mời biết rõ loại hình bữa tiệc là rất quan trọng. Ví dụ như bạn sẽ phục vụ một bữa ăn đủ món và ngồi bàn trang trọng nhưng lại không thông báo trước cho khách thì có khả năng rất cao là họ sẽ ăn ở nhà trước khi đến dự tiệc. Hoặc bạn muốn mọi người bận đồ một cách thoải mái, và như vậy những người khách trang phục chỉnh tề sẽ cảm thấy lúng túng và ngượng nghịu.
Vài ngày trước bữa tiệc, bạn hãy gọi điện thoại cho mọi người trong danh sách khách mời để nhắc về bữa tiệc và để họ xác định dứt khoát là có tham dự hay không.
3, Chọn hình thức tiệc phù hợp
Có nhiều bữa tiệc rất đơn giản và hầu như không cần lên kế hoạch trước. Chủ nhà chỉ mời một nhóm người nào đó và phục vụ nhiều đồ ăn và thức uống.
Có thể bạn muốn tổ chức một bữa tiệc ít nhiều công phu hơn là chỉ đơn giản mời nhiều khách cùng với sự ồn ào và nhiều đồ ăn thức uống. Chỉ cần một ít sáng tạo, bạn có thể tạo nên một khoảnh khắc đáng nhớ cho tất cả mọi người mà không phải tốn quá nhiều tiền.
Hãy sử dụng trí tưởng tượng của bạn để làm cho bữa tiệc trở thành một sự kiện độc đáo. Qua các tạp chí, chương trình truyền hình và đọc sách, bạn có thể kiếm được nhiều ý tưởng sáng tạo giúp bạn lên kế hoạch cho các hoạt động, món ăn và trang trí đầy thú vị.
Nếu bạn là người bận rôn với công việc hoặc không có thời gian lên kế hoạch hãy tìm một đơn vị tư vấn và lên kế hoạch giúp bạn. Cùng chia sẽ nỗi lo với các bạn vì vậy Tiệc Hưng Thịnh – Catering chúng tôi được thành lập. Với trên 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tổ chức và tư vấn tiệc tại nhà, chắc chắn sẽ làm hài lòng bạn và mọi người.
4, Chu đáo và tỉ mỉ khi tiếp khách đến
Trước khi bữa tiệc bắt đầu, phải đảm bảo nhà bạn đã được vệ sinh sạch sẽ với mức độ chấp nhận được, và bạn có đủ ghế, chén đĩa, ly tách cho tất cả mọi người. Có đủ giỏ, thùng sẵn sàng để chứa rác. Và hãy chọn một số bản nhạc để khách thưởng thức.
Bạn sẽ cảm thấy vui hơn trong bữa tiệc của chính mình nếu bạn không quá lo lắng về sự thiếu sót. Các bữa tiệc được tổ chức không phải để tìm kiếm sự hoàn hảo mà chỉ vì sự vui vẻ. Mục tiêu trọng tâm của bạn là tạo ra một không khí ấm cúng và thú vị cho khách mời của mình, chứ không phải là một công viên để giải trí. Những thiếu sót có thể hơi đáng tiếc vào thời điểm đó, nhưng ai biết được sau này nó lại trông có vẻ ngồ ngộ.
Cố gắng có mặt ở cổng để chào đón mỗi người khách đến và cảm ơn họ đã tham dự. Chỉ chỗ cho họ treo áo khoác. Thông báo thời gian thức ăn được dọn lên và chỉ cho khách biết vị trí nhà vệ sinh. Bất kỳ người khách nào vừa mới đến cũng đều phải giới thiệu với những người có mặt.
5, Tạo những mối quan hệ giữa những người mới gặp nhau
Khi giới thiệu, bạn hãy đề cập sơ qua về sở thích của mỗi người để họ dễ bắt chuyện với nhau. Ví dụ, bạn có thể nói: "Anh A, đây là anh B, sếp của tôi ở ngân hàng tôi đang làm việc. Anh B, tôi xin giới thiệu láng giềng của tôi là anh A. Anh A là nhà sưu tầm đồ cổ...".
Nếu bạn nhận thấy người nào đó có vẻ quá nhút nhát, hãy giới thiệu với những người khác để họ tiếp chuyện. Và nếu nhận ra ai đó có vẻ hơi lẻ loi trong suốt buổi tiệc, bạn có thể hỏi họ đã được giới thiệu với mọi người tham dự tiệc chưa.
Đôi khi, có người do ngại ngùng trong giao tiếp nên muốn có cơ hội để giúp bạn làm một số việc lặt vặt. Bạn có thể nhờ họ một cách lịch sự để mang khay rượu đến cho khách hay giúp dọn ly tách rỗng. Nhưng đừng tỏ vẻ ép buộc. Hãy để mọi người tự lựa chọn.
Cố gắng đến với mỗi người nhiều lần trong suốt bữa tiệc, đừng theo sở thích của riêng mình mà dành độc quyền thời gian cho một số người. Nếu có thể, cố gắng nói chuyện với khách khi họ ra về và cảm ơn vì đã đến tham dự.
Ai biết được, có thể bạn sẽ thích việc làm chủ một bữa tiệc và thường xuyên tổ chức lại thì sao! 
Chúc bạn sẽ có một bữa tiệc thành công và vui vẻ.


Previous
Next Post »
 Gọi đặt cỗ: 0911 21 2468