Những món ăn ngon cho 3 ngày tết

Tết đã đến cũng là thời điểm mọi người ăn uống và liên hoan gia đình thường xuyên, những bữa cơm gia đình với nhiều món ăn được làm từ thịt cá chắc đã làm mọi người chán ngấy. Dưới đây các đầu bếp của Tiệc Hưng Thịnh sẽ hướng dẫn mọi người làm các món ăn từ rau và salad cho vị thanh đạm hơn
1. Gỏi gà lá lúa: Bạn có thể hô biến lườn gà - phần thịt hay ế trên mâm cỗ - thành món gỏi gà mát ruột mà lành với công thức đơn giản dưới đây. Nguyên liệu chính gồm: 150 g thịt gà luộc chín xé nhỏ, 300 g củ đậu thái chỉ; 1/2 quả dưa chuột bỏ ruột thái chỉ; 1/3 củ cà rốt thái chỉ.
Pha nước trộn gỏi: Nước mắm - tương ớt - nước đường cô đặc thành siro - nước cốt chanh với tỷ lệ 2:1:2:1. Thêm một chút tỏi, ớt băm nhỏ. Bếp phó nhà hàng Lá Lúa (số 6 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội) bật mí tương ớt vừa giúp nước gỏi có màu sắc bắt mắt, vừa tăng độ sánh quyện cho món ăn. Đồng thời vị cay dịu pha lẫn chút ngọt của loại gia vị này là mẫu số chung cho vị giác của nhiều thực khách tại nhà hàng.
Hoàn thiện: Trộn đều nguyên liệu và nước gỏi trong bát sâu lòng. Khi bày ra đĩa, bạn trang trí thêm một chút dừa nạo, ớt sừng thái chỉ, vừng rang để món ăn thêm hấp dẫn. Tuy là món ăn khá đơn giản trong chế biến, gỏi vẫn yêu cầu kỹ thuật cao trong pha chế nước trộn. Nước mắm, đường, dấm, tương ớt - những gia vị tưởng chừng chỉ là phụ nhưng thực tế chính là yếu tố giúp kết nối, hòa quyện và nâng tầm mọi nguyên liệu, tạo nên tuyệt phẩm món ngon trên mâm cỗ Tết.
2. Gỏi bắp bò mầm cải: Không chỉ mang vị cay the dễ gây nghiền cho người thưởng thức, mầm cải còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, là loại rau được yêu thích trong chế biến các món gỏi. 
Nguyên liệu: 500 g bắp bò, 500 g mầm cải, 300 g bắp cải tím thái chỉ. Gia vị gồm dấm, chanh, tỏi, ớt, đặc biệt không thể thiếu nước mắm -  loại “gia vị quốc dân” là nét chấm phá không thể thiếu trong các món gỏi Việt, giúp hòa quyện các nguyên liệu và mang đến vị chua ngọt đậm đà, đúng điệu.
Pha nước trộn gỏi: 2 thìa nước mắm - 2 thìa đường - 1 thìa dấm- 1 thìa nước cốt chanh - 2 thìa nước lọc, thêm tỏi, ớt băm. Để nước gỏi thêm sánh và có màu đỏ đẹp bắt mắt, bạn có thể thêm một thìa tương ớt.
Hoàn thiện: Thịt bò thái miếng mỏng vừa ăn, chần nước sôi cho chín. Trộn bắp cải với mầm cải và bày ra đĩa, rưới 2-3 thìa nước gỏi. Thịt bò trộn đều với phần nước gỏi còn lại cho ngấm rồi bày lên trên mặt rau. Hoàn thiện món ăn bằng các loại rau củ trang trí.
3.Dưa kiệu chua ngọt
Phần 1: Chuẩn bị
- Củ kiệu
- Muối
- Đường
- Giấm gạo
- Hũ/ bình ngâm kiệu
Phần 2: Cách làm
Bước 1: Chọn kiệu Huế để kiệu có mùi thơm và không bị nồng. Kiệu rửa sạch, cắt bỏ rễ chỉ lấy phần củ (lưu ý không được cắt vào phần gốc nếu không nước sẽ thấm vào và kiệu sẽ hỏng). Rửa lại thật sạch sau đó ngâm với nước muối loãng khoảng 2h.
Bước 2: Vớt kiệu ra rổ rồi đem phơi cho thật ráo.
Bước 3: Khi kiệu ráo, cho đường vào ướp kiệu. 1kg kiệu tương đương 200gr đường và 15gr muối, trộn thật đều. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào độ chua của giấm mà bạn có thể gia giảm cho hợp lý.
Bước 4: Sau đó xếp kiệu thật ngay ngắn vào hũ thuỷ tinh sạch và khô ráo. Phần muối và đường dưới đáy thau rải đều lên mặt kiệu. Để khoảng từ 5-7 ngày cho phần đường và muối thấm đều vào kiệu. Đun sôi giấm gạo, vớt sạch bọt rồi cho vào ngập mặt kiệu.
Bước 5: Sau một tuần, kiệu có thể dùng được. Kiệu chua ăn kèm tôm khô là tuyệt vời các bạn nhé
Trên đây là 3 món ăn ngon được làm từ rau dưa mọi người tham khảo để làm cho cả nhà. Hãy cùng khám phá và thưởng thức để cho tết trọn hương vị nào bạn.
Previous
Next Post »
 Gọi đặt cỗ: 0911 21 2468